Thần kỳ Bát Tràng
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Thần kỳ Bát Tràng in    gửi mail   Lần đọc: 1735

Để lột tả sức vươn lên đáng kinh ngạc về kinh tế của Nhật Bản sau thất bại ở Thế chiến thứ II, các nước trên thế giới đã phải dùng thuật ngữ: Thần kỳ Nhật Bản. Ở nước ta cũng vậy, trong khi hầu hết các làng nghề thất điên bát đảo sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm – Hà Nội) lại có một bước phát triển tuyệt vời.

chợ gốm bát tràng

Cổng chợ gốm Bát Tràng

Cũng giống như mọi làng nghề truyền thống khác, Bát Tràng không thoát được tầm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã len lỏi tới từng ngõ ngách của đời sống. Nhưng nhờ có những quyết định, chủ trương kịp thời sáng suốt, mạnh tay đầu tư vào khoa học kỹ thuật và mạng lưới phân phối, làng gốm Bát Tràng không những không bị sụt giảm về số lượng và doanh thu, mà ngược lại, uy tín của Bát Tràng cứ tăng lên vùn vụt.

Chúng ta vừa tiến hành tổng kết 1 năm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và kết quả đem lại rất khả quan. Nhưng xin thông báo rằng, làng gốm Bát Tràng đã làm công việc này cách đây ba năm. Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Đào Xuân Hùng cho biết, khi cuộc khủng hoảnh kinh tế thế giới bắt đầu manh nha, nhận thấy việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường xuất khẩu rủi ro vô cùng lớn nên đầu năm 2007, các hộ sản xuất gốm ở Bát Tràng đã xây dựng ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đại lý uỷ quyền chuyên bán sản phẩm và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng.

Ông Hùng đúc kết, đây chính là mấu chốt giúp Bát Tràng thoát được cơn khủng hoảng ba năm về trước. Điều đó đã được chứng minh, chỉ sau một thời gian ngắn bắt tay vào kinh doanh ở thị trường nội địa, một thị trường mới mẻ lâu nay vẫn bị bỏ quên, Bát Tràng đạt được ngay thành công mỹ mãn. Thương hiệu tên tuổi của gốm Bát Tràng đã lan rộng khắp nơi, sản phẩm gốm sứ Bát Tràng sản xuất ra không đủ hàng để bán.

Theo nghệ nhân Trần Độ, một yếu tố khác giúp Bát Tràng gặt hái được thành công như ngày hôm nay phải kể đến sự mạnh tay đầu tư của người dân Bát Tràng. “Trong khi các làng nghề khác vẫn dùng phương pháp nung gốm bằng lò than truyền thống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì ở Bát Tràng 90% các hộ sản xuất đã chuyển sang công nghệ lò nung ga. Mặc dù chi phí đầu tư một dây chuyền, công nghệ lò nung ga lên tới cả tỷ đồng nhưng hiệu quả mà nó đem lại vô cùng to lớn. Ưu điểm của lò nung ga làm giảm chi phí nguyên liệu, nhiệt của lò ga rất cao và đều, có thể thoải mái điều chỉnh nhiệt độ nên chất lượng men gốm nung ra rất đẹp, mịn, ít có lỗi”- ông Độ nói.

"Đừng quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, nên quay về thị trường nội địa để cân đối cung cầu"- đó là khuyến cáo của  TS Lê Đức Thịnh (số báo trước tác giả nhầm viết thành Lê Khắc Trịnh), Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn rút ra từ những nghiên cứu về sự phát triển của làng gốm Bát Tràng. Cụ thể, những năm 1996 – 2004 thị trường xuất khẩu chiếm tới 60 - 80% tổng số sản phẩm tiêu thụ của Bát Tràng thì năm 2008 giảm xuống 30% và 2009 chỉ còn 20%. Bên cạnh đó, hộ nghề, câu lạc bộ, hiệp hội DN ở Bát Tràng đã biết bắt tay vào việc quảng bá sản phẩm trong nước từ 2006. Đến 2008/2009, khắp cả nước đã có hệ thống đại lí, phân phối của Bát Tràng (DN, hộ nghề, đứng cùng một tên) bán hàng dưới thương hiệu Bát Tràng.

TS Lê Đức Thịnh:

Tư duy hỗ trợ làng nghề đã không còn phù hợp. Mỗi loại nghề có nhu cầu hỗ trợ khác nhau, chính vì vậy Nhà nước phải có chương trình dài hơi, tổng hợp thay vì tư duy đề án như hiện nay. Tư duy phát triển làng nghề phải gắn với phát triển công nghiệp. Hộ nghề phải là xương sống của làng nghề, không thể bị gạt ra khỏi các chính sách như hiện nay.

Theo nongnghiep.vn

http://tuonggomsubattrang.com.vn/
Cập nhật: 27/08/2014
Lượt xem: 1051
Lên trên